Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Hoa ngọc lan - Kỹ thuật trồng và chăm sóc giúp hoa phát triển mạnh

 Hoa ngọc lan không chỉ có hương thơm dịu nhẹ mà còn quyến rũ làm say đắm lòng người. Đây là loài hoa vừa mang vẻ đẹp thuần khiết lại có nhiều ý nghĩa đặc biệt vì vậy nó ngày càng được trồng phổ biến tại Việt Nam. Sau đây là thông tin và kỹ thuật trồng chăm sóc giống hoa Ngọc Lan được nhà vườn Ngọc Lâm cung cấp.

Thông tin về hoa Ngọc Lan

hoa-ngoc-lan

Đặc điểm Hoa Ngọc Lan

Hoa Ngọc Lan có nguồn gốc từ Ấn Độ có tên khoa học là Michelia Alba thuộc họ Magnoliaceae. Đặc điểm chung của loài hoa này là hoa có hương thơm dịu nhẹ, lá đẹp và kết chùm tạo bóng mát.

Ngọc Lan là cây thân gỗ có chiều cao trung bình từ 5 - 10m, cây cao nhất có chiều cao lên đến 20m có vỏ màu trắng hơi nhám. Lá cây màu xanh có hình bầu dục, hoa thường có từ 10 - 15 cánh xếp xen kẽ nhau dạng xoắn.

Loài hoa này được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Đầu thế kỷ XIX thông qua các nhà sư Ấn Độ mà Hoa Ngọc lan được du nhập vào nước ta. Hoa Ngọc Lan gồm 50 loài khác nhau, ở Việt Nam có khoảng 20 loài và có 5 loài được trồng phổ biến phân bố trên khắp cả nước.

Đặc biệt có 3 loài Hoa Ngọc Lan được yêu thích nhất là Hoa Ngọc Lan trắng, Hoa Ngọc Lan vàng, Hoa Ngọc Lan tím. Ở nước ta, mùa hoa nở rộ từ tháng 3 đến tháng 8, thậm chí ở khu vực có khí hậu nhiệt đới thời tiết ấm áp mùa hoa có thể kéo dài đến tận tháng 1 năm sau.

Các loại Hoa Ngọc Lan

hoa-ngoc-lan-vang

  • Hoa Ngọc Lan trắng còn được gọi là hoa sứ trắng, mộc lan trắng, bạch hoa lan, tên khoa học là Michelia alba được bắt nguồn từ Ấn Độ. Hoa Ngọc Lan trắng nở rộ đẹp nhất vào mùa xuân hạ.
  • Hoa Ngọc lan vàng có tên khoa học là: Michelia được ưa chuộng do mùi hương thơm đặc biệt quyến rũ. Ngọc Lan trắng và vàng được trồng nhiều ở công viên, khuôn viên trường và những nơi trang nghiêm như chùa chiền, đền thờ, trong đó Ngọc Lan trắng được trồng phổ biến hơn.
  • Hoa Ngọc Lan tím có màu tím nhẹ nhàng, tao nhã nhưng không kém phần quyến rũ. Ở Việt Nam, Hoa màu tím được trồng nhiều tại các vườn nhà. Mỗi bông hoa có từ 10- 15 cánh hình thuôn dài dạng xoắn trông rất đẹp mắt.

Ý nghĩa Hoa ngọc Lan

Từ xưa, Hoa Ngọc Lan không chỉ là biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo và sự nhân từ, bao dung mà còn mang nét đẹp dịu dàng, cuốn hút. Vì thế ngày xưa các cụ hay đặt tên loài hoa này cho con gái mình với ý nghĩa hi vong con hiếu thảo, ngoan hiền và xinh đẹp. 

Trong phong thủy, Hoa Ngọc Lan còn mang ý nghĩa của sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt, mang lại sự may mắn cho gia chủ. Đó cũng là lý do mà vào những dịp đặc biệt như cưới xin, mừng tân gia hay dịp khai trương thường dùng có hoa lan.

Bên cạnh đó, mùi hương dịu nhẹ của Hoa Lan còn mang tới cảm giác dịu nhẹ, ngọt ngào nhưng không kém phần quyến rũ khiêu gợi sự rung động từ sâu trong trái tim. Nó cũng là loài hoa tượng trưng cho niềm kiêu hãnh, tự hào của phái đẹp, nét đẹp thuần khiết, chân thành và tình yêu tha thiết với cuộc sống.

Cách trồng hoa Ngọc Lan

hoa-ngoc-lan-tim

Tiêu chuẩn lựa chọn giống

Thông thường, hoa Ngọc Lan được nhân giống bằng 2 phương pháp đó là chiết cành và gieo hạt. Giống được lựa chọn đạt chỉ tiêu chất lượng, cành khỏe, hạt giống tốt, sạch sâu bệnh.

Đất trồng cây

Trước khi trồng, cần chuẩn bị đất tơi xốp, nhiều mùn, có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt và độ PH~7. Bạn nên cày xới cho đất tơi xốp, làm sạch cỏ xung quanh rồi phơi ải để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh trong đất.

Sau khi phơi ải, tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 60x60x60cm, cần khoảng 5kg phân chuồng hữu cơ trộn lẫn với 2kg phân trùn quế, 0,2kg phân lần và một ít bột ủ trong khoảng 14 ngày.

Thời vụ và phương pháp trồng

+ Thời vụ trồng: Hoa Ngọc Lan là giống cây ưa môi trường ẩm nên sinh trưởng và phát triển tốt ở khí hậu của nước ta. Đặc biệt, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1000 đến 2000mm/ năm.

Vì vậy thời vụ trồng thích hợp vào đầu mùa mưa từ cuối tháng 4 cho đến hết tháng 10.

+ Phương pháp nhân giống bằng chiết cành: Lựa chọn cành khỏe, sạch sâu bệnh để làm giống sau đó tách một vòng vỏ cây trên cành được chọn có chiều rộng khoảng 0,4 – 0,7cm. Bạn nên dùng nilon hoặc xơ dừa buộc chặt cành chiết lại để hình thành bầu chiết.

Sau một thời gian cành chiết ra rễ con thì có thể cắt cành khỏi cây mẹ và đem trồng vào túi bầu.

+ Phương pháp nhân giống bằng gieo hạt: Lựa chọn hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Trước khi gieo trồng, cần ngâm hạt trong nước ấm khoảng 12h và để nguội. 

Sau đó lấy túi vải để ủ hạt giống từ 4-5 ngày đến khi hạt nứt ra. Hạt giống đủ tiêu chuẩn, đem ươm vào bầu cây hoặc gieo hạt vào bầu cát, lấp đất dày khoảng 1cm sau đó phủ rơm xung quanh. Khoảng 3-4 ngày sau hạt ươm sẽ nảy mầm, để một thời gian gian đem ra trồng.

Kỹ thuật chăm sóc Hoa Ngọc Lan

hoa-ngoc-lan-co-tac-dung-gi

Tưới nước

Trồng hoa Ngọc Lan rất dễ, quan trọng là cách chăm sóc cây ở giai đoạn đầu. Ngọc Lan là giống cây ưa ẩm ướt nên giai đoạn mới trồng cần thường xuyên tưới nước, thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng và xế chiều

Bón phân

Hoa Ngọc Lan khá dễ chăm sóc, chỉ cần trong điều kiện đất tơi xốp và cung cấp đủ nước cây sinh trưởng khá tốt. Nếu thấy cây chậm ra lá hoặc phát triển chậm nên bón phân và tỉa cành sớm để dành dinh dưỡng cho cây phát triển.

 Trong điều kiện đất cằn cỗi, không đủ chất dinh dưỡng cần bón thêm mỗi cây từ 100-150gr NPK kết hợp với 5-10 kg phân chuồng. Khi cây trong giai đoạn phát triển ổn định chỉ cần bón 2 lần nữa là vừa, lần đầu vào tháng 5-6, lần sau vào mùa xuân năm sau.

Ánh sáng - che nắng

Ngọc Lan ưa khí hậu nhiệt đới ẩm nên giai đoạn đầu mới trồng cần che mát cho cây để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Bởi ánh nắng sẽ làm cây chậm ra lá hoặc bị cháy lá dẫn tới cây bị chết.

Cắt tỉa cây

Không giống như các loại cây khác, Ngọc Lan không cần phải cắt tỉa thường xuyên và chỉ cần cắt tỉa lá ở thời điểm đầu để định hình tán lá. Ngoài ra, có thể loại bỏ cành cành bị sâu bệnh, cành bị khô và sau khi hoa tàn có thể chặt cả cành để nuôi dinh dưỡng cho các cành còn lại.

Trường hợp trồng trong chậu, sau vài tháng nên cắt tỉa cành để tạo tán và hình thành sự cân bằng giữa cây và chậu.

XEM CHI TIẾT: https://nhavuonngoclam.com/hoa-ngoc-lan/

NGUỒN: https://nhavuonngoclam.com/

Hoa mai đỏ loài hoa đẹp - độc - lạ vào mỗi dịp Tết đến

 Ai cũng biết hoa mai vàng và hoa đào đỏ là 2 loại hoa tượng trưng cho ngày Tết. Tuy nhiên, mấy năm gần đây một loại hoa có sự kết hợp của cả 2 loại trên đã tạo nên cơn sốt không hề nhỏ trên thị trường nước ta. Đó chính là cây hoa mai đỏ. Cùng Nhà Vườn Ngọc Lâm tìm hiểu rõ hơn lý do cây mai đỏ được ưa thích cũng như ý nghĩa, cách chăm sóc hoa mai đỏ.

Thông tin cây hoa mai đỏ

Có thể nói cây hoa mai đỏ là giống hoa đẹp – độc và lạ. Bởi nó có thế tựa mai vàng và hoa sắc đỏ thắm của hoa đào. Cây mai đỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuộc họ hoa Hồng, tên khoa học là Chaenomeles Japonica, giống thân gỗ, tuổi thọ cao.

Bạn cũng có thể gọi nó với cái tên Mộc Qua hay Mai Nhật. Chiều cao của cây chỉ khoảng 30 – 200cm. Vậy nên bạn có thể bắt gặp những chậu mai đỏ hay những chậu Bonsai mini. Lá cây hình bầu dục, màu xanh bóng, mép lá có răng cưa đều và nhỏ.

Đặc điểm giống hoa mai đỏ

chau-hoa-mai-do 

Cây giống hoa này được đánh giá là giống hoa chơi Tết được lâu nhất bởi cây rất sai hoa và lâu tàn. Trung bình, 1 cây mai đỏ cho ra khoảng 60 nụ – 150 nụ, nếu chăm sóc hoa mai tốt hoàn toàn có thể ra 200 nụ. Từ khi cây ra nụ đến lúc hoa tàn vào khoảng 2 tháng.

Cây hoa mai đỏ thường mọc thành chùm, có mùi thơm dịu nhẹ, cánh xếp lớp dày khéo léo. Đường kính hoa từ 3 – 5cm. Khi nở hoa không nở bung như hoa đào hay mai mà vẫn nở khum theo chiều lòng bàn tay mang đến vẻ đẹp độc đáo.

Cũng giống như cây đào, khi bạn trồng lâu năm cây mai đỏ cho ra quả và quả của nó có thể ăn được. Quả mai đỏ gần giống quả lê. Khi chín quả mai đỏ có màu vàng ươm, thơm mát, vị ngọt kèm chút chua dịu.

Ý nghĩa của hoa mai đỏ

Cây Mai Nhật cho hoa với sắc đỏ thắm. Đây là màu sắc mang lại vượng khí, tài lộc, bình an và niềm vui với tất cả mọi người trong dịp Tết cổ truyền. Ngoài ra, dáng đẹp, hoa sai và lâu tàn thể hiện sự phát triển dồi dào, phú quý và thịnh vượng cho gia chủ.

Đặc biệt, theo ý nghĩa phong thủy thì cây mai đỏ tượng trưng cho ngũ phúc, bao gồm: trường thọ, phú quý, an khang, hảo đức, thiện chung. Vì vậy nó rất được ưa chuộng làm cây trang trí trong nhà vào dịp Tết.

Cách trồng cây giống hoa mai đỏ

 

Lựa chọn giống cây

Cây mai đỏ có thể trồng bằng phương pháp chiết cành hoặc trồng bằng hạt. Tùy thuộc vào phương pháp bạn chọn mà có cách lựa chọn cây giống hoa mai đỏ khác nhau.

+ Phương pháp chiết cành: với phương pháp này bạn cần lựa chọn cành cây mẹ phát triển khỏe mạnh, không bị sâu hại.

+ Phương pháp trồng bằng hạt: đây là phương pháp cho ra số lượng cây con nhiều, không tốn kém về tiền bạc cũng như thời gian. Tuy nhiên bạn cần chọn những hạt giống hoa mai đỏ to, mẩy, kích thước hạt đều nhau và không có dấu hiệu sâu bệnh.

Điều kiện trồng

Cây mai đỏ không quá kén chọn về điều kiện trồng cây. Cây đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở các vùng miền nước ta. Nhưng để cây cho ra hoa đúng độ Tết đến thì bạn nên trồng cây trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Không nên để cây ở nơi quá nắng nóng hoặc quá tối.

Đất trồng

Cây hoa mai đỏ Nhật ưa thích đất có độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt. Khi trồng trong chậu bạn nên chọn những loại chậu có độ sâu. Và nhớ là nên đục lỗ để thoát nước tốt, tránh bị úng rễ bạn nhé.

Cách chăm sóc hoa mai đỏ

Cách chăm sóc cây hoa này khá là đơn giản. Tuy nhiên, để cây có thể cho ra nụ nhiều nhất và đúng thời gian thì nên chú ý những điều sau.

nu-hoa-mai-do 

Độ ẩm

Cây giống hoa mai đỏ không chịu được hạn cao, ưa độ ẩm trung bình. Vậy nên bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây, tốt nhất là ngày tưới 1 lần. Bạn cần chú ý là khi trồng cây trong chậu Bonsai thì cây rất dễ khô nên mật độ tưới nước cần phải thường xuyên hơn. Nên tưới 2 lần 1 ngày khi trồng cây Bonsai.

Để cây hấp thụ nước tốt nhất bạn nên tưới thẳng nước vào gốc, trên tán lá nên dùng vòi nước có tia nhỏ. Thời điểm tưới nước cho cây tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh tưới nước vào những lúc nắng gắt. Bởi khi đó sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và không khí sẽ làm cây dễ bị chết.

Ánh sáng

Cây hoa mai đỏ Nhật Bản là giống ưa sáng. Vì vậy bạn nên để cây ở nơi thoáng mát, đủ sáng, không để cây ở chỗ quá tối dẫn đến cây bị héo, hoa không tươi. Cũng không nên để cây ở chỗ hay có gió lùa làm cây dễ bị mất nước, lá và hoa rụng sớm hơn.

Bón phân

Để cây phát triển tốt nhất thì không thể bỏ qua công đoạn bón phân cho cây. Khi bón phân để cây hấp thu tốt bạn cần xới đất lên (với cây trồng ngoài đất thì xới ở khoảng rìa ngoài tán cây, cây trồng trong chậu thì xới ở gốc cây), bón phân sau đó lấp đất lại.

Bạn cần chú ý về liều lượng phân bón trong từng giai đoạn của cây:

+ Sau khi tỉa cành, uốn tạo dáng: đây là lúc cây cần được bón phân để sinh trưởng cành, lá. Giai đoạn này cây cần nhiều đạm và lân, kali thì ít hơn. Bạn có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE. Liều lượng phân cho mỗi lần bón khoảng 40 – 50g. Mỗi tháng bạn bón phân cho cây khoảng 2 – 3 lần. Tuy nhiên phải theo dõi cây nếu thấy cây cành lá quá đậm nên giảm liều lượng phân bón cũng như giảm số lượng bón.

+ Từ tháng 6 – tháng 10: giai đoạn này bạn có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 13-13-13TE. Mỗi lần bón khoảng 40 – 50g. Vào thời gian này thì cách 15 – 20 ngày bạn bón phân cho cây 1 lần. Khi thay đất hoặc sau 3 – 4 tháng từ khi thay đất (áp dụng cho cây trồng trong chậu) bạn có thể bón thêm phân chuồng đã ủ kỹ kết hợp tro trấu cho cây.

+ Từ giữa tháng 11 trở đi: đây là giai đoạn bạn cần chú ý đến dáng cây, số lượng lá đã phù hợp với yêu cầu của bạn chưa. Lúc này bạn chỉ cần tưới nước đều đặn và dưỡng cây là được.

Cắt tỉa và uốn cây

Khi chăm sóc hoa mai đỏ bạn hoàn toàn có thể để cây phát triển tự nhiên. Nhưng vậy thì các cành sẽ không đều nhau, cành yếu thì ít hoặc không có hoa, cành khỏe thì nhiều hoa. Hoặc dẫn đến tình trạng các cành lá già che lấp các cành lá non làm giảm khả năng ra hoa. Như vậy thì cây sẽ rất xấu và ảnh hưởng đến chất lượng của cây. Vậy nên việc quan trọng nhất là cắt tỉa cành để cây sinh trưởng tốt và có thể uốn cây theo ý muốn về sau này.

Trước khi tỉa cành bạn cần xem xét về hình dáng tổng thể của cây đồng thời xem xét mối quan hệ tương hỗ giữa thân chính và các chạc cây để xác định thế cây mà bạn muốn. Sau khi định hình dáng thế của cây bạn chỉ cần cắt tỉa để giữ dáng thế đó.

Ngoài tỉa cành thì việc tỉa lá cũng rất quan trọng để giúp hoa ra đúng vào dịp Tết. Khi tỉa lá bạn không nên tuốt lá sẽ làm gãy, dập hoặc nát mầm hoa. Mà bạn nên cầm từng lá giật ngược về sau trong khi tay kia cầm chắc cành mai. Việc tỉa lá khá là quan trọng, bạn nên quan sát tình trạng nụ hoa trên cây trước khi quyết định ngày tỉa lá.

Cụ thể:

+ Nụ hoa nhỏ: nên tỉa lá vào ngày 13 tháng 12 âm lịch.

+ Nụ hoa chưa lớn hẳn: tỉa lá vào ngày 15 hoặc 16 tháng 12 âm lịch.

+ Nụ hoa lớn: bạn nên chờ đến ngày 18, 19 hoặc 20 tháng 12 âm lịch.

XEM CHI TIẾT: https://nhavuonngoclam.com/hoa-mai-do/

NGUỒN: https://nhavuonngoclam.com/

Cây Mộc Lan - cách trồng và chăm sóc giúp cây phát triển tốt

  Hoa Mộc Lan có tên khoa học là  Magnoliaceae . Giống Mộc Lan lần đầu tiên được tìm thấy ở nước Pháp nhưng sau này lại phát triển phổ biến ...