Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Cây kim lượng loại cây làm “khuynh đảo” thị trường cây cảnh Việt.

  


Thông tin cơ bản về cây kim ngân lượng

Ngoài đào, mai, quất thì kim lượng cũng là biểu tượng cho mùa xuân. Tết đến xuân về cũng là lúc cây kim lượng chín đỏ rực rỡ khoe sắc. 

#1. Nguồn gốc xuất xứ cây kim ngân lượng

Kim ngân lượng còn còn được biết tới với nhiều tên gọi kiêu sa, mĩ miều khác như bạch lượng kim, châu sa kim, đại la tán. 

Tên khoa học của kim ngân lượng là Ardisia Crenata. Cây xuất xứ từ Trung Hoa và rải rác tại Nhật. Hiện nay, với xu thế hội nhập, xây kim ngân lượng được trồng và bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

#2. Đặc điểm cây kim ngân lượng

Trước khi tìm hiểu xem cây kim ngân lượng hợp mệnh gì, ta sẽ tìm hiểu qua đặc điểm của loại cây đặc biệt này.

Kim ngân lượng hay châu sa kim là cây thuộc họ thân gỗ, cành nhiều nhánh nhỏ, sinh trưởng tốt và tuổi thọ khá cao. Trung bình cây cao khoảng từ 0.3m-1.5m. Nếu trồng tự nhiên cây có thể cao tới 3m. 

Lá cây nhỏ, dài từ 5cm-15cm và có màu xanh đậm. Điều đặc biệt là lá cây kim ngân lượng thường mọc tập trung trên đỉnh, ít khi rụng, phát triển tốt quanh năm.

Châu sa kim cũng có hoa. Hoa của cây màu hồng. Kích thước hoa nhỏ. Khi hoa nở có mùi thơm nhè nhẹ nhưng vẫn rất quyến rũ lòng người.

Cuối cùng, thứ làm nên điểm đặc biệt của cây kim ngân lượng đó chính là quả. Nếu các cây khác quả mọc ra từ cành thì với loại cây này quả mọc tập trung ở gốc bên dưới những tán lá. Quả mọc sai trĩu, san sát nhau thành từng chùm trông rất đẹp.

#3. Ý nghĩa của cây kim ngân lượng? Hợp với mệnh nào?

Vậy câu hỏi đặt ra là cây kim ngân lượng hợp mệnh gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.

Trồng kim ngân lượng mang lại cho gia chủ may mắn, tiền tài đúng như tên gọi của nó. Khi nhắc đến tên cây, chúng ta nghĩ ngay tới tiền tài, giàu sang. Lúc cây ra quả, mỗi quả trên cây lại tượng trưng cho một ngân lượng. 

Kim ngân lượng thường được trưng bày trong những không gian như: nhà hàng, văn phòng, quán cafe, khách sạn, gia đình. 

Người chơi mong muốn khi trồng cây sẽ mang lại may mắn, kinh doanh thuận lợi, nhiều tài lộc hơn. Kim ngân lượng còn được dùng làm quà tặng khai trương, mừng lễ tết. 

Quả cây kim ngân lượng màu đỏ nên rất phù hợp với người mệnh hỏa và thổ. Những người mệnh này khi mua cây kim ngân lượng sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi, công việc may mắn, phát tài lộc.

Vậy cây kim ngân lượng hợp tuổi nào? Câu trả lời đó chính là bạn bạn chỉ cần xem tuổi của mình có nằm trong hai mệnh hỏa và thổ không là được nhé!

Cách trồng cây kim ngân lượng hiệu quả

Sau khi tìm hiểu cây kim ngân lượng hợp mệnh gì, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn những kĩ thuật và những điều lưu ý khi trồng loại cây này. 

#1. Điều kiện nhiệt độ trồng cây kim ngân lượng

Về điều kiện nhiệt độ, kim ngân lượng là loại cây ưa sự mát mẻ. Vì vậy, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt là từ 15-30 độ C. Cây kim ngân lượng chịu lạnh kém hơn là nóng. Tuy nhiên, đây vẫn là loại cây khỏe mạnh.

#2. Cách lựa chọn giống cây kim ngân lượng

Trên thế giới hiện nay, kim ngân lượng có khoảng 700 loại khác nhau. Loài cây này có sức sống bền bỉ, mãnh liệt đến mức chúng ta có thể thấy nó được trồng ở hầu hết các nơi trên thế giới.

Về cách lựa chọn giống cây, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ giới thiệu cho bạn một số giống cây kim ngân lượng thích hợp trồng với khí hậu Việt Nam ngay dưới đây.

*** Giống cây kim ngân lượng Ardisia Crenata: giống này cực kì phổ biến, được trồng rất nhiều ở nước ta. Tên gọi khác của giống cây này đó chính là cây giáng sinh hoặc cũng có thể gọi là cây quả mọng.

Loại giống này thường được sử dụng làm cây cảnh trong gia đình. Đặc biệt, thời gian ra quả của cây rất lâu khoảng từ cuối thu cho tới tận đầu xuân. Đúng như tên gọi của nó, quả màu đỏ mọng, tươi, rực rỡ như những chiếc đèn ngày giáng sinh. Chính vì vậy, giống cây kim ngân lượng này thực sự rất thích hợp để trang trí nhà cửa.

*** Giống cây kim ngân lượng Ardisia Elliptica: tên tiếng Việt của giống cây này rất độc đáo. Chúng ta có thể gọi nó là kim ngân lượng san hô hay kim ngân lượng mắt vịt. 

Giống này thường được trồng ngoài vườn bởi chiều cao trung bình của nó là từ 7m-10m. Hoa có màu hồng nhạt và quả của cây thì có màu tím đậm.

*** Giống cây kim ngân lượng Ardisia Escallonia Des: đây là giống cây kim ngân lượng rừng. Bởi cây thường mọc trong rừng và chiều cao của cây cây có thể lên đến 20m. Đặc biệt, quả của giống cây này có thể ăn được nhưng vị của nó thì thực sự rất tệ.

#3. Đất trồng cây kim ngân lượng

Kim ngân lượng ưa đất thoát nước nhanh. Nhưng với sức sống bền bỉ vốn có, kim ngân lượng có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau thậm chí là đất sét.

Tuy nhiên, nếu trồng cây trong loại đất tốt cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt và bạn sẽ “nhàn” hơn trong việc chăm sóc. Yêu cầu đất thoát nước tốt nhưng bạn vẫn phải giữ ẩm cho đất. 

Người trồng có thể trộn thêm chút phân ủ hoặc xơ dừa hay than xỉ vào đất. Bạn nên đánh cho đất tơi xốp trước khi bắt tay vào trồng cây nhé!

#4. Kĩ thuật trồng cây kim ngân lượng

Thường thì người ta trồng và nhân giống loại cây này bằng hai phương pháp đó chính là gieo hạt và nhân giống. Hạt sẽ để khô, trước khi trồng nên ngâm ủ. Còn nếu bạn hái hạt tươi thì bạn có thể đem gieo luôn.

Bạn đem hạt đi ươm sau một khoảng thời gian thì sẽ lên mầm. Khi cây đạt chiều cao khoảng 25cm-30cm, thân cây thẳng, không sâu bệnh, lá xanh bóng là bạn có thể chuyển cây ra chỗ khác hoặc chuyển vào trong chậu.

Chúng ta đặt cây vào chậu hoặc đặt vào hố đã chuẩn bị từ trước rồi vun đất kín rễ cây. Nếu không vun kín hơi nước thoát ra sẽ làm héo bộ rễ còn non yếu của cây.

Cách chăm sóc cây kim ngân lượng

Như đã nói bên trên, kim ngân lượng là cây tự sinh trưởng rất tốt. Nhưng, nếu bạn muốn cây ra hoa đẹp, quả sai trĩu thì nên lưu ý những điều dưới đây.

#1. Tưới tiêu – phân bón cho cây kim ngân lượng

Với họ cây thân gỗ, bạn không nên tưới quá nhiều. Nếu tưới quá nhiều nước cây sẽ bị úng và thối rễ. Cây kim ngân lượng cũng vậy. Nó chỉ ưa độ ẩm ở mức trung bình mà thôi.

Nhưng nếu bạn tưới quá nhiều nước thì hoa và quả sẽ dễ bị rụng. Ta nên chú ý bề mặt đất bên trên. Nếu thấy hơi khô thì cần bổ sung nước ngay. Ngoài ra, tùy vào điều kiện thời tiết mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Thời tiết mưa nhiều thì bạn không cần tưới quá nhiều nước.

Về phân bón, nếu bạn trồng trong chậu thì hàng tháng bạn nên bón cho cây phân nhả chậm. Chú ý, khi bón phân, người chơi nên tưới nhiều nước tránh cây bị xót hoặc bị sốc. Còn nếu bạn trồng ngoài vườn thì cây có thể chủ động hấp thụ chất dinh dưỡng mà không cần phải bón phân liên tục.

#2. Phòng bệnh cây kim ngân lượng

Loại cây này tỉ lệ bị sâu bệnh rất ít. Nếu bạn trồng trong nhà thì đôi khi cây sẽ bị phấn trắng. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì cách xử lí rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khăn sạch thấm với cồn rồi lau. Bệnh quá nặng thì ta có thể mang cây ra ngoài trời để trị.

#3. Cắt tỉa cây kim ngân lượng

Việc cắt tỉa cho cây là bước vô cùng quan trọng. Sau khi phát triển một thời gian, cây sẽ xuất hiện lá khô hay bị sâu bệnh. Lúc này, bạn nên tiến hành cắt bỏ những lá cành nhiễm sâu bệnh, ngắt bỏ lá khô để cây có thể nuôi những mầm non khác.

Cắt tỉa cây kim ngân lượng sẽ giúp bạn có được hình dáng cây mà bạn muốn. 

Một số câu hỏi thường gặp

Xung quanh việc trồng và chơi cây kim ngân lượng chắc hẳn người chơi sẽ gặp nhiều những thắc mắc, băn khoăn cần được giải đáp. Dưới đây là một số câu hỏi thường được những dân chơi loại cây này đặt ra nhiều nhất.

Xem thêm: https://nhavuonngoclam.com/cay-kim-ngan-luong/

Nguồn: https://nhavuonngoclam.com/

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

Cà chua thân gỗ - loại cây hiếm gặp.

 Cây cà chua thân gỗ có tên khoa học là Tamarillo, loại cây này có nguồn gốc từ Nam Phí và được trồng nhiều ở các nước như Ecuador, Argentina đến nam Mexico,… Giống cà chua thân gỗ này xuất hiện ở Việt Nam đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng, do giáo sư Phạm S (Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng) kết hợp cùng vườn ươm KEW – Hoàng Gia Anh trồng thử nghiệm.

Sau quá trình thử nghiệm, kết quả của nó rất khả quan nên mọi người đều quyết định là nhân giống nó để trồng trên đất nước Việt Nam với mục đích thương mại hóa. Mặc dù được trồng nhiều nhưng loại quả này đến hiện nay vẫn có giá khá đắt vì sản lượng cho quả mỗi cây rất ít. Do đó nên quả cà chua thân gỗ cũng không được sử dụng phổ biến như cà chua thường ở nước ta.

dac-diem-ca-chua-than-go
Thông tin cây cà chua thân gỗ

Quả cà chua thân gỗ có màu cam đó, thoạt nhìn thì khá giống với các loại cà chua cây leo thông thường. Tuy nhiên, vị của cà chua thân gỗ thì ngọt hơn, thơm hơn, đậm đà và nhiều thịt hơn so với cà chua thường rất nhiều. Cây cà chua thân gỗ ra hoa theo chùm giống như hoa cà và cũng ít bị sâu bệnh gây hại hơn các loại cây khác.

Không những thế, cà chua thân gỗ còn cho quả quanh năm với tuổi thọ lên đến 20 năm, thời gian kết trái chỉ từ 6-8 tháng sau khi trồng. Chính vì thế, trồng cây cà chua này sẽ cho lợi ích kinh tế rất lớn đối với nhiều nhà vườn. Mỗi năm, trung bình một cây sẽ cho khoảng 25-35 kg quả cà chua, quả ngọt sẽ có màu vàng còn quả đang chua sẽ có màu đỏ. 

Khác với các dòng cà chua thường là dây leo thì cây cà chua thân gỗ này có thể cao đến 5m. Bên cạnh đó, hình dáng loại cà chua này cũng khá lạ – hình elip có chiều dài khoảng 5cm, khi ra trái thường mọc thành chùm, mỗi chùm từ 3-4 quả. Quả cà chua thân gỗ có thể dùng để ăn tươi ngay hoặc chế biến các món ăn như cà chua thường.

Tác dụng của cây cà chua thân gỗ

qua-ca-chua-than-go
Đặc điểm quả cà chua thân gỗ

Việc trồng cây cà chua thân gỗ mang lợi ích kinh tế rất cao cho những người nông dân. Một kg quả cà chua hiện tại trên thị trường có giá khoảng 1 triệu đồng. Trong khi kỹ thuật trồng khá đơn giản và thời gian chăm sóc lại không mất nhiều công sức nên giá trị lợi nhuận thu về khá cao. Không những thế, nhiều vườn cũng có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nếu chất lượng quả của họ đạt tiêu chuẩn.

Ngoài lợi ích về kinh tế, quả cà chua này còn có giá trị dinh dưỡng khá cao. Trong quả có chứa nhiều hàm lượng vitamin C, E, vitamin A beta-carotene, các chất chống oxy hóa lycopene,… Theo thống kê cho thấy, trong 100g quả cà chua thân gỗ có thể cung cấp cho con người 31kcalo, còn cà chua thường thì chỉ cung cấp 18 kcalo.

Mặt khác, giống cà chua này khá dễ trồng, dễ chăm sóc và thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên. Sau khi thu hoạch, quả cà chua được bảo quản khá dễ dàng ở nhiệt độ 8 độ C, thời gian bảo quản lên đến 75 ngày, có thể chuyển đi xa để tiêu thụ mà không lo bị hư hại.

Kỹ thuật trồng cây cà chua thân gỗ

giong-ca-chua-than-go
Trồng cây cà chua thân gỗ giống

Tiêu chuẩn chọn giống cà chua thân gỗ

Cũng giống như các loại cây khác, cây cà chua thân gỗ có thể được trồng bằng cách ghép hoặc gieo từ hạt giống. Cho dù là nhà vườn lựa chọn phương pháp trồng nào thì cũng cần phải có giống cây tốt để cho thành phẩm quả chất lượng.

Nếu ươm trực tiếp từ hạt giống thì hạt đó phải được lựa chọn từ những cây sai quả, phát triển mạnh, quả to tròn, đẹp mắt. Không nên chọn giống từ những loại cây còi cọc hay chậm phát triển. Hạt giống phải được rửa sạch sẽ để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác khi gieo.

Còn nếu lựa chọn trồng từ các cây con, cây ghép thì bạn nên tìm giống cây cao khoảng 20-25cm, có đầy đủ lá mầm, bộ rễ phát triển. Vì những cây như thế là biểu hiện của cây sinh trưởng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh nên sau này thu hoạch sẽ cho quả chất lượng tốt nhất.

Thời vụ và phương thức trồng

Cây cà chua thân gỗ có thể được trồng quanh năm với khí hậu và điều kiện thời tiết như ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để trồng cây là vào đầu mùa xuân, khi này cả nhiệt độ và lượng mưa đều phù hợp. Đến cuối mùa hè cây ra hoa và mùa thu sẽ cho quả, lúc đó sẽ tiến hành thu hoạch.

Ở những nơi có sương giá và khí hậu lạnh như các vùng núi Tây Bắc thì tốt nhất nên trồng từ giữa tháng 11. Vì lúc này nhiệt độ đang bắt đầu ấm dần và thời gian lạnh nhất đã qua.

  • Phương thức trồng bằng cách giao hạt:

Nếu chọn giống là hạt thì bạn phải phơi khô hạt đã rửa sạch trong bóng râm rồi cho vào tủ lạnh khoảng 24 giờ, cách làm này được khuyến nghị vì hạt sẽ nhanh nảy mầm hơn. Hạt giống phải được ươm trong đật mịn đủ độ ẩm, nhiệt độ khoảng 24-29 độ C, lý tưởng là 25,5 độ C, đất nên có độ dày khoảng 30cm. Khi hạt đã nảy mầm và đạt chiều cao khoảng 5cm, bạn tiến hành đặt cây vào chậu ươm hoặc bầu ươm. Tiến hành chăm sóc cây cẩn thận cho đến khi cây cao khoảng 25cm thì tiến hành trồng vào vườn.

  • Phương thức trồng bằng cây ghép:

Với lựa chọn giống là các loại cây ghép, cây con thì khi đã chuẩn bị đủ đất trồng và giống, bạn sẽ thực hiện trồng cây. Khoảng cách tối thiểu giữa các cây là 2m vì khi lớn, cây cần có không gian rộng để phát triển các tán lá. 

Khi đã hoàn thành việc trồng cây thì bạn tiến hành tưới nước và giữ ẩm cho cây để cây thích nghi với môi trường mới. Vì cành cây cà chua thân gỗ khá giòn nên không chịu được trời gió to nên bạn có thể trồng thêm các loại cây chắn gió để bảo vệ cây không bị đổ.

Đào hố và đất trồng cà chua thân gỗ

Đất trồng cà chua thân gỗ phải dồi dào dinh dưỡng thì cây mới phát triển và sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, đất cũng cần có độ tơi xốp nhất định và thoát nước tốt để cây không bị úng.

Khi có ý định trồng cây cà chua thân gỗ thì bạn phải chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng, kích thước hố lý tưởng là 40*40*40 (cm). Sau khi đã đào hố, bạn trộn hỗ hợp phân bón lót với đất theo tỷ lệ: 10 – 15kg phân chuồng; 0,3 – 0,5kg supe lân; thuốc chống nấm rễ Trichoderma. Độ pH lý tưởng của đất để cây phát triển tốt là 5,8 – 7,0.

Xem thêm: https://nhavuonngoclam.com/ca-chua-than-go/

Nguồn: https://nhavuonngoclam.com/

Cây Bánh Kem - loại cây ăn quả độc đáo

  

Cách trồng cây bánh kem

Vì đây là giống cây mới du nhập không lâu về Việt Nam nên khi quyết định trồng cây bánh kem, bạn nên trau dồi các kinh nghiệm cũng như kiến thức cho việc trồng và chăm sóc nó sau đây.

Tiêu chuẩn chọn giống 

Hiện nay có 2 cách để nhân giống cây bánh kem, đó chính là: gieo hạt và chiết cành. Nhưng vì kỹ thuật gieo hạt thường lâu hơn và có thu hoặc được ít hơn nên chúng ta thường thấy một số nhà vườn hiện nay vẫn chọn cách chiết cành là chủ yếu.

Chúng ta thường chọn những cành khỏe mạnh với nhiều lá, không có mầm sau bệnh để thực hiện kỹ thuật chiết ghép để tạo ra đời con khỏe mạnh.

Khi chọn mua giống cây từ các cơ sở cung cấp cây bánh kem giống, bạn cũng nên xem xét thật kỹ từng cây từ gốc cho đến ngọn để chọn những cây có mặt ngoài khỏe mạnh, không có sâu bệnh tiềm ẩn.

Đất trồng

Loại cây chịu được khí hậu khắc nghiệt nên cây bánh kem không kén đất, chỉ cần đất được cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tươi xốp và có thể chế độ thoát nước tốt. Cây rất thích hợp với nhiều loại đất như đất thịt, đất cát, đất đỏ Bazan,… vì thế có thể trồng hầu hết các khu vực ở Việt Nam.

Khi trồng cây trên đất thì cần phải chuẩn bị kỹ các bước như sau:

  • Nên đào mương sâu với mức tầm 1m – 1,5m
  • Cần bố trí tốt hệ thống kênh mương và thoát nước để tránh bị ngập úng vì cây bánh kem là loại cây không ưa ngập nước.
  • Chuẩn bị đất trồng kỹ lưỡng với hố đường kính từ 0,8 – 1m, cao từ 0,4 – 0,7m.
  • Nếu là đất cũ, đất ruộng, đất bùn ao thì nên xử lý trước khi bắt đầu trồng cây bằng cách trộn 1-1,5 kg/ 1 hố đất trồng.
  • Nếu có thể bạn nên trồng thêm hàng cây chắn gió để cây giống không bị bật gốc khi có gió lớn, và hàng cây này có thể giữ ẩm cho cây và giúp cây quang hợp, thụ phấn tốt.

Thời vụ và mật độ trồng

Cây bánh kem là giống cây chịu được thời tiết khắc nghiệt nên với khí hậu của Việt Nam thì có thể trồng quanh năm, tuy nhiên nên tránh những tháng có thời tiết quá nóng hoặc rét đậm đẻ cây có thể phát triển nhanh.

Tùy vào vùng đất có dinh dưỡng hay kém dinh dưỡng, đất cao hay thấp mà người ta khuyên trồng cây bánh kem với mật độ từ 9 – 15m để cây có tán lớn và kéo dài tuổi thọ. Và một điều không được quên chính là kỹ thuật chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng, tưới tiêu hợp lý để cây cho trái như mong muốn.

Kỹ thuật chăm sóc cây bánh kem

Cay-Banh-Kem

Bón phân

White Sapote dường như không đòi hỏi cao về yêu cầu phân bón. Sau khi trồng, khi cây mới bắt đầu phát triển, bón 1/4 lb (113 g) phân bón cho cây non chẳng hạn như 6-6-6-2 (% nitơ-% photphat-% kali-% magiê) với các nguyên tố phụ với 20 đến 30% nitơ từ các nguồn hữu cơ. Lặp lại điều này sau mỗi 6 đến 8 tuần trong năm đầu tiên, sau đó tăng dần lượng phân bón lên 0,5, 0,75, 1,0 lb (227 g, 341 g, 454 g) khi cây phát triển. Sử dụng 4 đến 6 lần phun lá yếu tố phụ (dinh dưỡng) mỗi năm từ tháng 4 đến tháng 9.

Cây sapote trắng nói chung không bị thiếu sắt, ngay cả khi được trồng trên đất đá, vôi, có độ pH cao của Hạt Miami-Dade. Nếu xuất hiện triệu chứng thiếu sắt (lá úa, có gân xanh) thì bón thêm sắt. Đối với cây ở đất chua đến trung tính, bón sunfat sắt khô ở mức 0,25-1 oz cho mỗi cây (7–28 g) vào đất từ ​​2 đến 4 lần mỗi năm; tưới bàn là xuống đất. Ở đất kiềm có độ pH cao, hãy xới đất tiếp giáp với thân cây bằng chelate sắt 1 đến 2 lần mỗi năm từ tháng 6 đến tháng 9. Bảng 2 tóm tắt các khuyến nghị về phân bón cho sapote trắng.

Đối với cây trưởng thành, nên bón 2,5 đến 5,0 lbs (1,1–2,3 kg) mỗi lần bón 2 đến 3 lần mỗi năm. Hỗn hợp phân bón cũng nên bao gồm phân lân (P 2 O 5 ) và kali (K 2 O); sử dụng 6-6-6, 8-3-9 hoặc tài liệu tương tự. Sử dụng 2 đến 3 lần phun lá yếu tố phụ (dinh dưỡng) mỗi năm từ tháng 4 đến tháng 9. Bảng 2 tóm tắt các khuyến nghị về phân bón cho sapote trắng.

Tưới nước

Cây White sapote mới trồng nên được tưới nước cách ngày trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn, sau đó 1 đến 2 lần một tuần trong vài tháng đầu. Trong thời gian khô hạn kéo dài (ví dụ, 5 ngày trở lên với lượng mưa ít hoặc không có), cây sapote trắng mới trồng và non (3 năm đầu) nên được tưới mỗi tuần một lần. Khi mùa mưa đến, tần suất tưới có thể giảm hoặc ngừng.

Khi cây White sapote được 4 năm tuổi trở lên, việc tưới nước sẽ có lợi cho sự phát triển của cây và chỉ cho năng suất cây trồng trong thời gian khô hạn kéo dài trong năm. Cây White sapote trưởng thành không cần tưới nước thường xuyên, và việc tưới quá nhiều nước có thể làm cho cây suy yếu hoặc không khỏe mạnh.

Cắt tỉa cây

Cắt tỉa hình thành trong 2 năm đầu tiên có thể được khuyến khích để khuyến khích phân nhánh và tăng trưởng bên. Sau vài năm sản xuất, người ta mong muốn cắt bớt phần ngọn của cây xuống 10 đến 15 feet (3,1 đến 4,6 m). Chọn lọc loại bỏ một số chi trên trở về nguồn gốc (cây vối) mỗi năm sẽ giúp ngăn chặn sự rụng của tán cây phía dưới do tán cây phía trên bị che bóng. Ngoài ra, việc duy trì một cây nhỏ hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc cây và thu hoạch quả, giúp việc phun thuốc cho cây dễ dàng hơn và giảm đáng kể thiệt hại do bão có thể xảy ra. Không loại bỏ các cành cây thấp hơn.

Việc cắt tỉa cần được thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Cắt tỉa chọn lọc hàng năm hoặc hai năm một lần có thể kiểm soát sự lây lan và giới hạn chiều cao của cây ở 10- đến 15 ft. Khi cây sapote trắng cao hơn 30 ft (9,1 m), cần hết sức thận trọng trong việc cắt tỉa cây. Việc trèo lên cây để cắt tỉa chúng rất nguy hiểm và không được khuyến khích. Việc cắt tỉa những cây sapote trắng lớn nên được thực hiện bởi một người trồng cây chuyên nghiệp được cấp phép và có bảo hiểm.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Bạn nên thường xuyên quan sát từ gốc đến ngọn để có thể phát hiện sớm các ổ sâu bệnh để từ đó có thể dùng các loại thuốc lưu dẫn hoặc dùng kỹ thuật thủ công để bắt sâu và loại bỏ các ổ sâu bệnh tiềm ẩn.

Thu hoạch, làm chín và bảo quản

Những trái trưởng thành có thể được hái vài ngày trước khi rụng trái tự nhiên và nên cắt bớt, để lại một phần cuống nhỏ. Khi quả chín, cuống rụng. Trái cây cần được xử lý rất cẩn thận vì vỏ rất mỏng và dễ bị hỏng, và phần cùi bên dưới bầm tím thường trở nên đắng. Quả thu hoạch nên chín ở nhiệt độ phòng (26-28°C). Sau khi chín có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 7 đến 10 ngày. Quả trưởng thành phải được cắt khỏi cành để lại một đoạn thân ngắn.

Phần cuống này sẽ rụng tự nhiên khi quả chín. Nếu hái bằng tay, quả sẽ tách ra khỏi cuống nếu hơi vặn nhẹ nhưng chúng sẽ sớm xuất hiện vết thâm tím mềm ở đầu cuống, nhanh chóng lan rộng ra phần lớn quả, chảy nước và thối rữa. Trái cây phải được xử lý cẩn thận ngay cả khi chưa chín vì chúng rất dễ bị bầm tím và bất kỳ phần da bầm tím nào cũng sẽ đen lại và phần thịt bên dưới chuyển sang vị đắng.

Nếu hái chỉ vài ngày trước khi chín hoàn toàn và chuẩn bị rụng, quả nhanh chóng chuyển sang mềm nhưng có thể hái trước vài tuần vì ở giai đoạn hỏng và hầu hết sẽ phát triển đầy đủ hương vị. Tuy nhiên, “Pike”, nếu hái sớm một tháng, sẽ mất 2 tuần để chín và sẽ không đạt tiêu chuẩn về hương vị. Trái cây chín sẽ giữ được điều kiện tốt trong tủ lạnh gia đình trong ít nhất 2 tuần. Trái cây từ các vườn thương mại được phân loại theo kích cỡ, bao gói riêng để làm chậm quá trình chín hoàn toàn, đóng gói trong hộp gỗ và được bọc đệm tốt để vận chuyển trong tủ lạnh.

Những trái trưởng thành có thể được hái vài ngày trước khi rụng trái tự nhiên và nên cắt bớt, để lại một phần cuống nhỏ. Khi quả chín, cuống rụng. Trái cây cần được xử lý rất cẩn thận vì vỏ rất mỏng và dễ bị hỏng, và phần cùi bên dưới bầm tím thường trở nên đắng. Quả thu hoạch nên chín ở nhiệt độ phòng (26-28 ° C).

Sau khi chín có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 7 đến 10 ngày. Quả trưởng thành phải được cắt khỏi cành để lại một đoạn thân ngắn. Phần cuống này sẽ rụng tự nhiên khi quả chín. Nếu hái bằng tay, quả sẽ tách ra khỏi cuống nếu hơi vặn nhẹ nhưng chúng sẽ sớm xuất hiện vết thâm tím mềm ở đầu cuống, nhanh chóng lan rộng ra phần lớn quả, chảy nước và thối rữa.

Xem thêm: https://nhavuonngoclam.com/cay-banh-kem/

Nguồn: https://nhavuonngoclam.com/

Cây Bòn Bon - loại cây ăn quả vị chua ngọt ngọt, lại rất tốt cho sức khỏe và có giá trị kinh tế.

  Cây Bòn Bon là giống cây ăn quả nhiệt đới lâu năm và có giá trị kinh tế cao và lâu dài, có nguồn gốc từ bán đảo Malaysia và sau này được trồng phổ biến khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á (Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,…) Hiện nay đã có giống cây Bòn Bon Thái Lan và cây Bòn Bon đỏ cho sản lượng trái cao mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng. Ở Việt Nam, Bòn Bon được trồng nhiều ở miền Nam, đặc biệt Bòn Bon Cái Mơn nổi tiếng vì quả thơm và có vị ngọt rất riêng. Hiện nay cây được trồng ở nhiều nơi vì là loại quả được nhiều người yêu thích và mang lại nguồn lợi kinh tế cao.

Cây Bòn Bon (tên gọi theo tiếng miền Nam) còn gọi là cây dâu da đất (tiếng miền Bắc), cây Bòn Bon (theo phương ngữ Quảng Nam), đây là loại cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ thầu dầu (cùng họ cây dâu da xanh), có tên khoa học là Lansium Domesticum.

Cây thường ra hoa vào tháng giêng, kết trái vào tháng 3 và chín từ tháng 7 – tháng 9 hàng năm, nếu trời nóng thì thời gian kết trái sẽ dài hơn có thể đến tháng 10. Bòn Bon thường được ăn dưới dạng hoa quả tươi, nhưng cũng được sấy khô hoặc đóng hộp khi vào vụ thu hoạch rộ.

Đặc điểm quả bòn bon

Cây Bòn Bon khi ra quả kết thành chùm ở thân và ở cành to, có thể trồng lâu năm nên đem lại giá trị kinh tế lâu dài cho người trồng, chăm sóc không quá tốn thời gian và tiền bạc, thời gian đầu trồng cây cần có bóng râm che cho cây.

Cây thân gỗ cứng và mọc thẳng, độ cao trung bình từ 10 – 15m, lá mọc kép đối xứng, hình như chiếc long chim với phiến lá to và dày, lá khá cứng, không có lông, dài khoảng 8 – 15 cm. Thân cây có vỏ màu nâu đỏ hay vàng nâu.

Hoa mọc ra từ thân và cành lớn, thành chuỗi dài, hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt. Hoa Bòn Bon là hoa lưỡng tính, có thể tự thụ phấn mà không cần cây khác nên độ thuần chủng của cây rất cao khi được trồng bằng hạt.

cay-bon-bon

Quả gần như có hình tròn, mọc thành chùm dài, mỗi chùm có từ 4 – 30 quả, mỗi quả có đường kính khoảng 5cm, vỏ mềm khi chín có màu vàng, nếu quả chín tự nhiên thì phía dưới mỗi quả sẽ có chấm đen như lỗ kim, còn chín ép thì vỏ màu vàng rất mượt, không có lỗ kim. Ruột Bòn Bon màu trắng đục hoặc gần như trong suốt, mỗi quả chia thành 5 – 6 múi, múi mọng nước, mỗi múi có 1 hạt. Vị Bòn Bon hơi chua mang theo vị ngọt, càng chín thì càng ngọt hơn, có mùi thơm đặc trưng nên giá bán khá cao. Các múi được ngăn cách với nhau bằng 1 vách màng mỏng, hạt Bòn Bon rất đắng, khó tách khỏi ruột.

Nếu trồng cây Bòn Bon từ hạt, thì thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch sẽ rất lâu (khoảng 10 – 15 năm) nên hiện nay người ta thường nhân giống hoặc trồng mới bằng những cách khác nhanh hơn, và cho thời gian kết quả sớm hơn như giâm, chiết hoặc ghép. Cây ghép có thể cho thu hoạch sau 2 – 3 năm tính từ lúc trồng.

Công dụng quả Bòn Bon mang lại

cay-bon-bon-giong
Cây bòn bon giống

Quả Bòn Bon chứa nhiều đường, chất xơ, vitamin A, B1, B2, B3, C, và các khoáng chất khác. Nên quả Bòn Bon có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe đặc biệt là giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch… nhưng nó cũng chứa lượng đường khá cao nên người bị tiểu đường không nên dùng nhiều.

Ngoài phần ruột ăn được thì các bộ phận của cây Bòn Bon đều được dùng làm thuốc. Như vỏ và hạt làm thuốc hạ sốt, tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng sốt rét, tiêu chảy, kiết lỵ,….. Vỏ Bòn Bon phơi khô và đốt lên có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng có hại. Bôi lên da có thể làm dịu các vết do bò cạp hoặc côn trùng cắn do có tác dụng kháng khuẩn. Trong lá cây thì có chứa hợp chất có tác dụng ức chế các khối u ở da.

Ngoài những tác dụng rất tuyệt vời với sức khỏe trên thì trong những năm gần đây Bòn Bon còn được trồng như cây cảnh trong nhà hay cây tạo bóng mát trong khu đô thị, trong công viên.

Kỹ thuật trồng cây Bòn Bon

qua-bon-bon
Hình ảnh quả bòn bon

Cây Bòn Bon không có yêu cầu quá cao về chất đất, và có thể trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau từ giâm, chiết cành hay trồng bằng cây non mua sẵn do các nhà vườn, cửa hàng cây giống cung cấp.

Nhưng Bòn Bon là loại cây ưa râm mát nên trong 2 – 3 năm đầu cần phải có bóng râm cho bòn bon. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là cây chuối hoặc cây vông hoặc có thể trồng xen với các loại cây ăn quả khác ưa sáng, thân cao như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,…

Mặt khác, khi trồng cây Bòn Bon nên chú ý dọn cỏ sạch dưới gốc cây (bán kính 1m quanh gốc cây) để tránh cây bị cỏ dại chiếm dưỡng chất, có thể phủ thân, lá chuối lên gốc cây để giữ ẩm trong mùa nắng.

Nếu bạn muốn trồng cây Bòn Bon từ hạt thì nên chọn những quả to tròn và đẹp mắt, để quả chín hoàn toàn rồi mới hái từ trên cây xuống. Bỏ vỏ lấy hạt, đem ủ ở nơi có độ ẩm cao, không có ánh sáng, nhiệt độ phù hợp trong khoảng 2 đêm, rồi dùng nước loại bỏ sạch cơm bòn bon, ủ vào chậu cát ẩm trong khoảng 20 – 30 ngày thì hạt sẽ nảy mầm. Đến lúc này bạn có thể trồng ở luống cây, trong chậu hoặc cho vào túi bầu ươm cây. Chăm sóc, tưới, bón phân đầy đủ và đúng kỹ thuật trong khoảng 1-2 năm thì có thể đem ra trồng.

Tiêu chuẩn lựa chọn giống cây

Cây giống chính là khâu đầu tiên, cũng là khâu quan trọng nhất quyết định sự phát triển sau này của cây và chất lượng của quả sau thu hoạch, nên cần chọn nhà vườn uy tín cung cấp giống để cây non có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cho trái đạt chất lượng và năng suất cao.

Cây giống cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau:

+ Cây giống cần chọn cây thân thẳng, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cành lá sum suê, không sâu bệnh và không cụt ngọn.

+ Cây ra hoa và đậu quả hàng năm, quả to, mọng nước, không bị nứt vỏ, có vị ngọt nhiều, cho ra quả chính vụ, không được ra quả cách năm.

Xem thêm: https://nhavuonngoclam.com/bon-bon/

Nguồn: https://nhavuonngoclam.com/

Cây chà là - loại cây đem lại giá trị kinh tế cao và có lợi cho sức khỏe

 Cây chà là hay còn gọi với cái tên là Phoenix Dactylifera, là một loại cây thuộc họ nhà Cau. Loại cây này có nguồn gốc từ miền Bắc Châu Phi, ngày nay thì loại cây này đã được trồng rộng rãi Hy Lạp và các nước thuộc Châu Âu. Chà Là đã trở nên phủ sóng rộng rãi khắp các nước trên thế giới, chủ yếu là mặt hàng xuất nhập quả của cây.

Chiều cao trung bình của loại cây này thường từ vài mét cho lên tới 20-30m, tùy thuộc vào mục đích sử dụng là trồng làm cây cảnh hay lấy quả. Hình dáng lá của cây rất giống với cây cọ hay cây dứa, dài khoảng 1-5m mọc tua ra như lông chim. Chà là có tàu lá dài 4-6m, ben lá gần thân cây có nhiều gai nhọn dài đến 10 cm có thể gây thương tích khi đụng phải. Hoa của cây có màu vàng tươi, mọc theo từng cụm và buông rủ xuống. Hoa tàn thì quả Chà Là sẽ kết trái, quả có màu đỏ sẫm hoặc nâu đỏ, có hạt.

Hoa Chà Là sẽ nở vào từ tháng 2 trở đi và sau một vài tháng sẽ kết trái. Điều kiện chăm sóc và khí hậu của khu vực chính là những yếu tố quyết định đến việc thu hoạch Chà Là ít hay nhiều.

Các loại cây chà là trên thị trường

Chà Là có rất nhiều loại giống lai theo cây bố và cây mẹ. Nhưng trên thị trường hiện nay đang trồng 3 loại cây Chà Là chính:

  • Zahadi
  • Degiec
  • Medjool

Trên thế giới thì tổng sản lượng của quả Chà Là ước tính là khoảng 2 triệu tấn mỗi năm, trung bình giá trị thu về khoảng hơn 10 tỷ USD. Cây này có giá trị kinh tế cao và được rất nhiều nước khuyến khích trồng. Tuy nhiên, không phải đất nước nào cũng có khí hậu phù hợp để loại cây sinh trưởng tốt.

Điều kiện trồng loại cây này rất khắc nghiệt về đất đai cũng như kỹ thuật trồng. Chà Là là một món ăn quý, đem lại giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao nhưng có khá ít nước sản xuất. Theo ước tính, nhu cầu Chà là của con người rất cao lên tới 0,4 kg/ năm nên thị trường loại thực phẩm này đang trở nên khan hiếm.

Ở nước ta đang trồng chủ yếu là loại cây Chà Là Medjool. Ninh Thuận chính là vùng đất tiềm năng này nhờ điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của loại cây này.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng cây chà là

qua-cay-cha-la

Trong quả Chà Là có rất nhiều những giá trị dinh dưỡng hỗ trợ cung cấp năng lượng và tiêu hóa tốt. Chà là có giàu thành phần đường tự nhiên (glucose, sucrose, fructose) giúp khôi phục năng lượng nhanh chóng. Ăn Chà là tươi có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, làm sạch đường tiêu hóa và cung cấp năng lượng hỗ trợ hấp thụ thức ăn vào cơ thể.

  • Chứa hàm lượng cao các loại Vitamin, đặc biệt trong đó chính là Vitamin nhóm B. 
  • Vitamin nhóm B1 giúp mắt duy trì chức năng lọc ánh sáng.
  • Vitamin B2 và Axit Nicotinic có chức năng phòng và chữa một số bệnh.
  • Vitamin K giúp tái tạo xương và Vitamin A giúp bảo vệ mắt.
  • Chà Là chứa nhiều hàm lượng chất xơ cao giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa táo bón.
  • Với những người mắc bệnh thiếu máu thì Chà Là là một thực phẩm cung cấp vitamin C cần cho sinh sản hồng cầu và tái tạo tế bào máu.
  • Hàm lượng B5 có trong Chà Là là một chất có lợi cho các tế bào da giúp khắc phục thương tổn từ những gốc tự do gây ra.

Cách trồng cây chà là giống

cay-cha-la-giong

Tiêu chuẩn lựa chọn giống cây

Trồng cây Chà Là bằng hạt giống

  • Chọn giống: Có rất nhiều giống Chà Là khác nhau, nhưng hiệu quả nhất là giống Medjool, Degiec, Zahidi. Quả được chọn giống phải chín mùi, đặc biệt là loại quả chín khô trên cây rất thuận lợi cho kích mầm.
  • Ngâm hạt giống: Đem tất cả các loại hạt giống vào ngâm trong chậu nước. Loại bỏ những hạt nổi lên vì chúng sẽ không thể nảy mầm. Ngâm liên tục trong một tuần, thay nước mỗi ngày một lần.
  • Ủ hạt: Sau khi vét hết tất cả hạt đã ngâm, hãy ủ chúng vào một cái khăn đã được làm ẩm với nước nóng 30-40 độ C. Gói chúng lại nhẹ nhàng rồi cho khăn bọc giống vào túi nilon rồi buộc chặt. Ủ trong 2-3 tuần, thay khăn sau vài ngày.
  • Trồng cây non: Sau khi kết thúc công đoạn ủ thì hạt bắt đầu nảy mầm. Bạn của đặt hạt giống vào chậu cây đã chuẩn bị đất trồng. Hãy thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho hạt giống.
  • Tách chậu: chăm sóc cây non 3-4 tuần sau khi cây cứng cáp hơn. Sau khi cây ra lá và sinh trưởng nhanh, bà con hãy tách cây non khỏi chậu và trồng chúng ra vườn để cây phát triển tốt hơn.

Trồng cây bằng cây giống

Nếu trồng bằng cây giống thì nên chọn những cây từ 5-6 tháng tuổi. Cần lựa chọn những loại cây giống có khả năng thích nghi cao, chỉ chọn mua tại những cơ sở cung cấp uy tín. Phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu, độ ẩm, thổ nhưỡng để lựa chọn cây giống phù hợp. Ngoài ra nên chọn giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đem lại năng suất cao và ổn định.

Điều kiện để cây phát triển

  • Ánh Sáng

Ánh sáng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của cây, chúng có khả năng chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Bà còn nên trồng cây tại những nơi có nhiều ánh sáng như vậy thì cây sẽ nhanh tạo quả hơn.

  • Tưới nước

Cây Chà Là có thể sống tốt cho dù điều kiện khô hạn nhiều ngày, nhưng cũng cần phải tưới nước để tăng năng suất quả mọc. Đối với những loại cây cao lớn, cần tưới thường xuyên vào mùa hạn, còn cây nhỏ thì có thể tưới giãn cách định kỳ. Cần đảm bảo tưới nước ngày 2 lần trong thời gian 30 ngày sau khi trồng.

  • Bón phân

Sử dụng phương pháp bón thúc hàng tháng bằng phân vi sinh hoặc NPK ngày khi còn non, và trong giai đoạn phát triển tốt. Bên cạnh đó, cũng nên bón lót vào giai đoạn cây ra hoa và tạo quả để tăng năng suất sinh dưỡng.

  • Dọn cỏ, cắt tỉa

Thường xuyên dọn dẹp xung quanh cây Chà Là, loại bỏ những cây dại hoặc những cây đang mọc bên cạnh. Điều này nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.

Thời điểm trồng cây chà là

Thời điểm thích hợp để trồng cây Chà Là nên vào đầu màu mưa, điều này có thể giảm công tưới và tăng tỉ lệ sống cho cây.

Các bước trồng đạt hiệu quả

Chà Là là cây trồng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, nhất là đất nghèo dinh dưỡng, có nước ngầm và độ nóng cao. Điều đặt biệt là cây Chà là có thể chịu đựng được nơi có độ mặn cao.

Tùy theo địa hình để có thể chọn trồng tập trung hay trồng theo hàng. Đồng thời tùy thuộc khí hậu từng vùng để trồng cây dễ hấp thụ phấn tự nhiên. Đào hố cách nhau 30x30x30 cm để trồng cây non, mật độ lý tưởng sẽ là 500 cây/ha với khoảng cách: hàng cách hàng 4-6m, cây cách cây 4-6m.

Xem thêm: https://nhavuonngoclam.com/cay-cha-la/

Nguồn: https://nhavuonngoclam.com/

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

Cherry là loại trái cây nhập khẩu được người Việt Nam yêu thích

 Cây cherry có tên khoa học là Prunus avium. Đây là loại cây lâu năm có chiều cao từ 5,5 cho đến 10 m. Hoa Cherry thường nở vào mùa xuân cũng giống như những loại cây họ mận, họ đào. 

Quả Cherry có rất nhiều màu như đỏ, vàng, tím hoặc đen. Thịt trong quả cherry có màu vàng kem và hương vị có hai loại chính là chua dịu và ngọt thanh. Gọi là cây Cherry nhiệt đới bởi đây là vùng địa lý thích hợp nhất cho sự phát triển của cây. 

Giá trị dinh dưỡng quả Cherry mang lại

Quả cherry có chứa ít hơn 100 calo và chứa đến 16% nhu cầu vitamin C cho người bình thường. Bất kể đối tượng nào cũng có thể sử dụng được loại quả này. Do vậy, cây cherry có ý nghĩa rất lớn đến đời sống.

Thích hợp cho người bị tiểu đường

Người tiểu đường kiêng rất nhiều thứ, ngoại trừ Cherry – Jerry. Đây là loại quả rất có ích, tăng sức đề kháng cho người bị bệnh. Một ưu điểm nữa của quả cherry chính là chỉ số đường huyết thấp. Do vậy, bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng mà không lo sự xâm nhập của đường vào máu. 

Mang đến giấc ngủ ngon cho con người. Chính vì thành phần melatonin là một hormone giúp kiểm soát giấc ngủ. Do vậy, những người hay bị stress hoặc khó ngủ có thể sử dụng loại quả này. 

Khả năng chống oxy hóa cao

Thực tế, hiện tượng lão hóa là kẻ thù của nhan sắc. Nếu chị em đang lo lắng về vấn đề này, hoàn toàn có thể tìm đến loại quả cherry để bổ sung. Trong quả cherry có chứa hợp chất chống viêm, chống lại các tác nhân gây ung thư tim và Alzheimer.

Giá trị kinh tế cây cherry mang lại

Cham-soc-cay-cherry
Quả cây Cherry

Chính vì quả cherry có giá trị dinh dưỡng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Nhu cầu sử dụng Cherry ở các nước hiện nay là rất lớn. Giá thành của loại trái cây này cũng rất cao khi trung bình, giá cherry dao động vào khoảng 500.000 đồng/ kg.

Bên cạnh đó, việc trồng cherry lại mang đến năng suất cao. Một năm bạn hoàn toàn có thể thu hoạch được hai lần. Chính vì giá trị kinh tế to lớn của cây cherry mà rất nhiều người có chung một thắc mắc cây cherry trồng ở Việt Nam được không.

Xem thêm: https://nhavuonngoclam.com/cay-cherry/

Nguồn: https://nhavuonngoclam.com/

Cây Mộc Lan - cách trồng và chăm sóc giúp cây phát triển tốt

  Hoa Mộc Lan có tên khoa học là  Magnoliaceae . Giống Mộc Lan lần đầu tiên được tìm thấy ở nước Pháp nhưng sau này lại phát triển phổ biến ...