Nho thân gỗ là loại cây trồng được rất nhiều người tìm hiểu hiện nay. Giá trị dinh dưỡng có trong quả nho cao và rất nhiều người nông hiện nay đang có lợi nhuận cao từ loại cây ăn quả này. Vậy việc trồng và chăm sóc loại cây nho này có khó không? Cây nho thân gỗ bán ở đâu? Hãy cùng Nhà Vườn Ngọc Lâm tìm hiểu qua bài viết dưới đây!!!
Kỹ thuật chăm sóc cây nho thân gỗ phát triển
[caption id="attachment_5143" align="aligncenter" width="600"] Hình ảnh quả nho thân gỗ 12 vụ[/caption]
Sử dụng phân bón
Người trồng có thể sử dụng các loại phân bón tổng hợp để bón cho cây như: NPK 16-16-8; 20-20-15; 14-8-6; 18-8-8-6; 20-10-5; 30-9-9...DAP 18-46-0. Sử dụng các loại phân lân Super, lân nung chảy, phân vi sinh, lân vi sinh, phân đạm Ure, phân chuồng ủ hoai mục,…
Phân bón cần được lựa chọn phù hợp với đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nếu không cây nho sẽ bị ngộ độc.
Loại phân: Giai đoạn đầu, nho nên được bón phân tổng hợp có nhiều đạm, ít kali. Bón phân hóa học theo định kỳ, thích hợp nhất 6 tháng/ lần. Liều lượng trung bình từ 400 - 600g NPK 30 - 9 - 9, 200 - 300g DAP, 100 - 200g Kali.
Cách bón: bón cách gốc khoảng 0,5m. Đào 4 - 5 hố xung quanh gốc cây để bón phân. Giai đoạn cuối khi cây đang trong quá trình nuôi quả thì bón phân tổng hợp ít đạm, nhiều kali. Sau mỗi lần bón, người dân cần tưới nước kết hợp xới xáo đất làm đất tơi xốp. Cần chú ý hạn chế cỏ dại tranh giành chất dinh dưỡng.
Từ các vụ sau, để bộ rễ phát triển cần để khoảng cách cây xa nhau hơn. Bón phân chuồng định kỳ hàng năm, vào đầu vụ để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây nho và cải tạo đất.
Tưới tiêu cho cây
Vào mùa khô bạn cần phải chú ý tới đổ nước đặc biệt là thời kỳ cây nho ra hoa và đậu quả. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp cho quả ngọt được chín mọng.
Bên cạnh việc tưới nước thường xuyên, bạn cần phải để thiết kế một hệ thống tiêu nước để cây không bị ngập úng quá lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bộ rễ cũng như thân cây.
Chăm sóc và cắt tỉa
Khi cây đã phát triển mạnh cho trái hàng năm bà con cần tiến hành cắt tỉa những cành sâu bệnh, già yếu, các loại cành khô cành mọc chen chúc. Điều này giúp nguồn dinh dưỡng tập trung vào cây nho và thân chính. Đồng thời, nó giúp cho các tầng lá của cây nho được thông thoáng hơn, tốt hơn cho quá trình quang hợp.
Các sâu bệnh hại của cây nho thân gỗ
Nhìn chung, trồng cây nho thân gỗ không quá vất vả. Khả năng chống chịu bệnh của chúng tốt, ít bị sâu hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nho vẫn có thể bị sâu bệnh. Điều này làm giảm sút chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và thị trường đầu ra.
Nứt quả
Hiện tượng nứt quả sẽ xảy ra vào thời kỳ cây nuôi quả. Bên cạnh đó, thời tiết hanh khô nhưng không được cung cấp đủ nước cũng dẫn đến hiện tượng này. Sự chênh lệch của môi trường cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt quả. Người trồng cần quan sát để có biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sớm.
Bệnh rỉ sắt
Rỉ sắt là loại bệnh hại trên lá, đôi khi xuất hiện trên các cành non. Vết bệnh bắt đầu là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi đỏ. Nếu cây bị nặng sẽ xuất hiện nhiều đốm chi chít dưới mặt lá làm cho lá bị vàng và rụng.
Bệnh thường phát triển ở nhiệt độ 32-35 độ C, gây nặng cho cây ở vào giai đoạn đầu và giữa mùa mưa. Để loại trừ bệnh này, bạn cần tỉa bỏ các cành lá bị bệnh để tập trung tiêu hủy nấm. Bón thêm Lân và Kali để tăng cường thêm sức đề kháng cho cây.
Bệnh nấm trắng
Bệnh nấm trắng thường xuất hiện trên những cành lá non. Thông thường chúng là những đốm trắng tròn sau đó chuyển sang màu vàng nhạt. Đây là loại bệnh do nấm gây ra.
Loại bệnh này sẽ làm giảm chất lượng của cây nho. Những hàng cây bị nấm trắng sẽ không cho ra nhiều loại quả tốt. Để phòng bệnh, bà con cần phải thường xuyên kiểm tra theo dõi cây giống.
Lưu ý: trong quá trình chăm sóc cần phải bón phân với đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
Bệnh thối quả
Có rất nhiều loại nấm gây ra hiện tượng thối quả. Đặc trưng nhất của bệnh chính là sự bao phủ một lớp phấn màu sáng trắng do các bào tử nấm lây lan nhanh. Điều này sẽ dẫn đến vùng trái cây bị thối có màu nâu sậm lan nhanh trong vòng 4 đến 5 ngày dẫn đến hư hỏng cả toàn bộ trái. Để phòng trừ bệnh, bà con có thể phun ngừa định kỳ thuốc lên thân cây nho cho đến khi thu hoạch.
XEM THÊM: https://nhavuonngoclam.com/nho-than-go/
NGUỒN: https://nhavuonngoclam.com/