Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Chăm sóc như nào để cây táo tàu giống phát triển mạnh mẽ

 Cây táo tàu là một loại cây luôn được người dân Việt Nam yêu thích bởi chất dinh dưỡng và giá trị kinh tế mà giống cây này mang lại. Vậy Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ giới thiệu giống cây và cách chăm sóc cây táo tàu giống tốt nhất để mang lại giá trị cao.

Kỹ thuật chăm sóc cây giống táo tàu

qua-cay-tao-tau-chin

Tùy từng giai đoạn phát triển của táo bạn sẽ cần và có những chế độ chăm sóc riêng biệt:

Với những loại giống táo tàu còn nhỏ bạn cần phải bón khoảng 10kg phân chuồng hoai mục thêm vào đó là 1kg và 0,5 phân NPK. Cây cần được tiến hành bón định kỳ 1 năm là 4 lần cho cây mỗi đợt cách nhau 2 tháng. 

Khi cây đã được 2 năm tuổi sẽ có sức sinh trưởng mạnh hơn và đây là thời kỳ cho quả. Để có năng suất cao nhất bạn cần tiến hành bón thêm phân cho cây 1 đến 1,5 kg NPK cũng tiến hành chia làm hai lần bón định kỳ cách nhau 2 tháng khoảng 0,2 đến 0,3 NPK cho mỗi góc táo. Khi bón, bạn cần phải đào rãnh xung quanh góc rồi mới tiến hành các phân và lấp lại đất. 

Điều kiện về nhiệt độ

Giống táo tàu đỏ sẽ phát triển tốt khi nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời. Cây thích hợp trồng trong điều kiện đất thoát nước tốt, đất có độ pH trung bình hoặc hơi kiềm. Tùy vào điều kiện đất và cách chăm bón cây sẽ cho ra những quả khác nhau về kích thước màu sắc, mùi vị và độ giòn của cùi.

Nhiệt độ thích hợp với cây giống táo tàu đỏ là khoảng 18-30 độ C. Ánh sáng là điều kiện quan trọng trong việc quyết định chất lượng giống táo tàu đỏ, khi cây gần đến thời điểm thu hoạch, nếu cây được cung cấp quá ít nắng quả sẽ không được ngọt, giòn và thơm.

Tưới nước cho cây

Trong quá trình chăm sóc cho cây bạn cần phải chú ý cung cấp nước đầy đủ cho cây nhất là vào mùa khô. Khi trưởng thành, hệ thống rễ cây táo tàu đỏ phát triển ăn sâu vào đất. Hệ thống rễ này cho phép cây táo tàu phát triển ngay cả trong đất cát. Tránh trồng cây táo tàu tại nơi có  đất ẩm ướt.

Bón phân (bón lót, bón thúc,...)

Cần bón thúc cho cây sau khi trồng được 1 tháng tỉ lệ bón là: 0,4kg đạm Urê + 0,2kg Kaliclorua +5kg phân chuồng hoai mục. Trước khi táo ra hoa thì cần bón: 0,3kg đạm Urê + 0,5 Kaliclorua + 0,5 kg lân.

Sau khi thu hoạch quả cây táo Tàu cũng như đốn cây xong cần bón một lượng phân vào các gốc giống. Bạn cần lưu ý về tỉ lệ bón như lượng phân bón khi cây ra hoa kết hợp với rắc vôi bột xung quanh gốc cây nhằm giúp cây phục hồi sau một vụ thu hoạch.

Một số bệnh của cây táo tàu thường gặp

qua-cay-tao-tau

Mọt đục thân, sâu đục quả: thường sống trong thân cây, đục các lỗ nhỏ li ti phát triển nhanh vào mùa mưa làm cây dễ gãy thân, gãy cành. Phòng trừ các loại định hại cho cây táo tàu đỏ bằng cách dùng Sherpa. Bạn có thể phu trực tiếp cho giống cây táo tàu đỏ vào buổi chiều mát.

  • Sâu cuốn lá: Cần phòng trừ bằng cách phun  Azodrin 50 DD (0,2%) vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Kiến, mối, mọt: Thường hại gốc cây cần diệt trừ bằng cách trộn đều thuốc Basudin và cát theo tỉ lệ: 1:10 rồi rắc xung quanh gốc cây.
  • Bệnh khô cành Táo tàu: khi cây bị loại bệnh này sẽ có những triệu chứng xuất hiện các vết nhỏ li ti sau đó nứt ra làm xấu hình dạng và màu sắc của quả táo. Để phòng trừ loại bệnh này cho cây bạn cần phải dọn sạch vườn phun thuốc trừ các loại nấm thường gặp.
  • Bệnh thối rễ Táo: loại bệnh này nếu không xử lý triệt để sẽ dẫn đến rễ của cây bị thối nát. Đặc điểm nhận dạng của bệnh trên đối với cây táo giống là: Lá màu sắc chuyển vàng rồi rụng, cành chết khô.... Cách phòng chống căn bệnh này không xảy ra là không để cho rễ bị ngập nước dài ngày.

Rệp sáp phấn

Rệp phấn trắng thường gây hại khi trái còn non, chích hút trên cuống trái và trái. Thường tập trung với mật số cao trên các chùm trái dày chặt và ở đó trong suốt giai đoạn phát triển của trái. Ngoài ra, Rệp còn tiết chất mật đường tạo thu hút nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ trái bị đen.

Biện pháp phòng trị rệp phấn trắng. Rệp phấn trắng là loài đa kí chủ. Do đó để phòng trị rệp bạn nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp sau đây:

+ Không nên trồng cây với mật độ quá dày để vườn luôn được thông thoáng và đủ ánh sáng.

+ Cần phải vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá. Dọn sạch các gốc cây để phá hủy nơi trú ẩn của mầm bệnh.

+ Nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Basudin 10H hoặc Regent 800 WG rải xung quanh gốc hoặc xịt thuốc trừ sâu, thuốc diệt kiến, hạn chế không cho kiến tha rệp từ cây này sang cây khác.

+ Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn mà cây đang trổ bông, trái non, trái đang phát triển. Để diệt trừ rệp bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Applaud 10WP; Pyrinex 20EC 30-35ml/ 8 lít, Fenbis 25 EC 30-35ml/8 lít, dầu D-C Tron plus 98,8 EC.

Sâu cuốn lá

Đây là bệnh thường gặp ở cây táo. Phòng trừ bằng cách phun Azodrin 50 DD (0,2%) vào sáng sớm hoặc chiều mát để cho hiệu quả cao nhất.

Ruồi đục quả

Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả táo tàu rồi đẻ một chùm 5-10 trứng. Vỏ trái nơi ruồi đục vào thường có màu đen, mềm, ứ nhựa (mủ), tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây. 

Biện pháp phòng trừ đó là khi quả già chưa chín có thể bọc trái hoặc phun trừ ruồi và dòi bằng các thuốc có hoạt chất Cyromazine…

Bệnh phấn trắng

Bệnh thường phát triển mạnh nhất trên lá non, khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao (trên 85%) và nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C). Tuy nhiên khi phát triển mạnh nấm bệnh có thể tấn công gây bệnh cho nhiều bộ phận của cây từ hoa, lá đến trái, chồi non.

Các biện pháp phòng trừ bệnh:

+ Không trồng táo tàu với mật độ quá dày, thường xuyên cắt tỉa cành tạo cho vườn luôn thông thoáng, hạn chế bớt sự phát triển và gây hại của bệnh.
+ Phun thuốc ướt đều tán lá khi bệnh mới xuất hiện để sớm tiêu diệt mầm bệnh.

Bệnh ghẻ

Nấm thường tấn công trên các phiến lá cây táo, cuống lá, hoa và trái non cũng thường bị. Khi bị bệnh thì trên lá thường có các đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá, sau đó lan nhanh dần. Còn ở trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm.

Biện pháp phòng trừ: Sau thu hoạch cần cắt tỉa triệt để và thu gom hết tàn dư cây bệnh và đem đốt hết để tránh lây lan. Không trồng quá dày làm vườn cây thiếu ánh sáng tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Phun các loại thuốc Carosal 50SC, Canazole Super 320EC, Azoxystrobin, Benomyl, Metalaxyl... phun thuốc đều ở các tán lá, trái khi bệnh mới xuất hiện.

Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn một số thông tin chung nhất về cây giống táo tàu. Có thể thấy mới khí hậu thổ nhưỡng của Việt Nam thì giống táo tàu đỏ hoàn toàn thích hợp. Tuy vậy, bạn cần phải có cách trồng cây táo tàu tốt và tìm đến những địa chỉ cung cấp giống chất lượng để đảm bảo quá trình phát triển của cây ở điều kiện tốt nhất. 

Xem thêm tại đâyhttps://nhavuonngoclam.com/cay-tao-tau/

Nguồn: https://nhavuonngoclam.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cây Mộc Lan - cách trồng và chăm sóc giúp cây phát triển tốt

  Hoa Mộc Lan có tên khoa học là  Magnoliaceae . Giống Mộc Lan lần đầu tiên được tìm thấy ở nước Pháp nhưng sau này lại phát triển phổ biến ...